Dù bị khiếm thị từ khi 10 tuổi, song nghị lực sống của chị Đào Thu Hương (sinh năm 1985) khiến ai cũng trân trọng. Từ tháng 5-2019, chị đảm nhiệm vị trí cán bộ Quyền của người khuyết tật của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam - nhân viên khuyết tật nặng đầu tiên làm việc cho Liên hợp quốc tại nước ta. Với những đóng góp tích cực cho cộng đồng người khuyết tật, chị Đào Thu Hương vinh dự là thành viên Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội tham gia Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X sắp tới.

Ảnh: Chị Đào Thu Hương (ngoài cùng bên trái) giới thiệu về cơ hội việc làm kỹ thuật số cho một nhân vật trong chương trình Điều ước thứ 7 của Đài Truyền hình Việt Nam, ngày 17-10-2020.

Lạc quan vươn lên trong cuộc sống

Sinh ra và lớn lên tại phố Khâm Thiên (quận Đống Đa), khi biết mình bị khuyết tật mắt, chị Đào Thu Hương luôn sống lạc quan và tìm cho mình cách học riêng để không bỏ dở con đường học tập. "Khi được vào học tại Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, các bạn lại gần, sờ tay, sờ mặt... rồi hỏi tôi nhiều thứ. Đó là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với những người đồng cảnh với mình", chị Hương nhớ lại.

Không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, tháng 2-2006, chị Hương thi vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. “Giáo sư Đinh Quang Báo, Hiệu trưởng nhà trường khi đó, đã không chút ngần ngại tiếp nhận tôi vào trường sau khi xem kết quả học tập. Một tháng sau, tôi nhận được quyết định tuyển thẳng trong niềm hân hoan của gia đình”, chị Hương chia sẻ.

Với nỗ lực không mệt mỏi trong 4 năm học đại học, chị Hương tốt nghiệp thủ khoa đầu ra Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Không những thế, chị còn được vinh danh là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam năm 2010. Sau đó, chị tiếp tục theo học và nhận bằng thạc sĩ Phát triển cộng đồng quốc tế tại Đại học Victoria, Melbourne (Australia) và hoàn thành khóa tập huấn kỹ năng lãnh đạo cho người khuyết tật khu vực châu Á - Thái Bình Dương uy tín tại Nhật Bản.

Năm 2018, chị Đào Thu Hương đã tổ chức thành công sự kiện truyền thông đầu tiên mang tên “Trải nghiệm bóng tối” của Tổ chức phi chính phủ Samaritan’s Purse (tổ chức cứu trợ thế giới tại Việt Nam hoạt động vì người nghèo, người khuyết tật) nhằm kết nối các học sinh, sinh viên khiếm thị với các nhà tuyển dụng tiềm năng và nâng cao nhận thức cộng đồng về năng lực của người khiếm thị, đặc biệt là trên địa bàn Hà Nội. Chia sẻ về niềm vui này, chị Hương cho biết: “Tinh thần lạc quan là điều giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để đạt những thành tích trên. Tôi muốn chứng minh với cộng đồng rằng, người khuyết tật hoàn toàn có thể hòa nhập cuộc sống nếu bản thân họ nỗ lực vươn lên và nhận được những hỗ trợ cần thiết của cộng đồng”.

Đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô

Trước khi vào làm việc tại UNDP, chị Đào Thu Hương đã có 3 năm kinh nghiệm hỗ trợ học sinh tại hai trường phổ thông chuyên dạy học sinh, sinh viên khiếm thị trong một dự án của Tổ chức Samaritan’s Purse tại Hà Nội. Bên cạnh đó, chị còn là điều phối viên của một chương trình học bổng và các lớp tập huấn hướng nghiệp, sống tự lập như: Âm nhạc, nấu ăn, vẽ, làm gốm và một số câu lạc bộ nghề nghiệp khác… tại Hà Nội.

Kể từ khi vào làm việc tại UNDP tháng 5-2019, chị Đào Thu Hương tập trung phát triển và thực hiện các chương trình hỗ trợ người khuyết tật. Ngoài ra, chị còn đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các cơ quan chính phủ và các tổ chức của người khuyết tật. “Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tôi đã khởi xướng và cùng đồng nghiệp tại UNDP triển khai đánh giá nhanh tác động kinh tế - xã hội của đại dịch với người khuyết tật. Sau khi đánh giá công bố vào tháng 5-2020, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, tôi tiếp tục quản lý dự án hỗ trợ người khuyết tật phục hồi sau dịch Covid-19 trong hai lĩnh vực y tế và việc làm”, chị Hương thông tin.

Từng có nhiều dịp tiếp xúc và làm việc với Đào Thu Hương, Chủ tịch Hội Người mù quận Đống Đa Đỗ Thúy Hà nhận xét: “Chị Hương không chỉ là hình ảnh tiêu biểu để các bạn khuyết tật noi theo mà còn cho thấy khả năng hòa nhập cộng đồng cũng như đóng góp cho xã hội của người khuyết tật”. Trong khi đó, Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Caitlin Wiesen cho biết: “Nhờ những người như Đào Thu Hương, chúng tôi đã biết cách làm cho môi trường làm việc thân thiện hơn với người khuyết tật”.

Là người khiếm thị từng tham gia một lớp tập huấn do chị Hương phụ trách, em Nguyễn Đức Nghị, sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam chia sẻ: “Tôi học được nhiều điều ở chị Hương, từ cách làm việc khoa học đến sắp xếp thời gian biểu cho công việc hằng ngày cũng như tinh thần lạc quan”.

Bày tỏ vinh dự được tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, chị Đào Thu Hương cho biết: "Từ khi Luật Người khuyết tật ra đời, nhận thức chung của cộng đồng về người khuyết tật đã được nâng lên đáng kể. Là một bộ phận chiếm khoảng 7% dân số, chúng tôi mong muốn được nhìn nhận như một phần không thể thiếu, đóng góp cho sự đa dạng của xã hội, trong đó có sự phát triển ngày càng giàu đẹp, văn minh của Thủ đô".

Chị Đào Thu Hương (ngoài cùng bên trái) giới thiệu về cơ hội việc làm kỹ thuật số cho một nhân vật trong chương trình Điều ước thứ 7 của Đài Truyền hình Việt Nam, ngày 17-10-2020.

Lạc quan vươn lên trong cuộc sống

Sinh ra và lớn lên tại phố Khâm Thiên (quận Đống Đa), khi biết mình bị khuyết tật mắt, chị Đào Thu Hương luôn sống lạc quan và tìm cho mình cách học riêng để không bỏ dở con đường học tập. "Khi được vào học tại Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, các bạn lại gần, sờ tay, sờ mặt... rồi hỏi tôi nhiều thứ. Đó là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với những người đồng cảnh với mình", chị Hương nhớ lại.

Không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, tháng 2-2006, chị Hương thi vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. “Giáo sư Đinh Quang Báo, Hiệu trưởng nhà trường khi đó, đã không chút ngần ngại tiếp nhận tôi vào trường sau khi xem kết quả học tập. Một tháng sau, tôi nhận được quyết định tuyển thẳng trong niềm hân hoan của gia đình”, chị Hương chia sẻ.

Với nỗ lực không mệt mỏi trong 4 năm học đại học, chị Hương tốt nghiệp thủ khoa đầu ra Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Không những thế, chị còn được vinh danh là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam năm 2010. Sau đó, chị tiếp tục theo học và nhận bằng thạc sĩ Phát triển cộng đồng quốc tế tại Đại học Victoria, Melbourne (Australia) và hoàn thành khóa tập huấn kỹ năng lãnh đạo cho người khuyết tật khu vực châu Á - Thái Bình Dương uy tín tại Nhật Bản.

Năm 2018, chị Đào Thu Hương đã tổ chức thành công sự kiện truyền thông đầu tiên mang tên “Trải nghiệm bóng tối” của Tổ chức phi chính phủ Samaritan’s Purse (tổ chức cứu trợ thế giới tại Việt Nam hoạt động vì người nghèo, người khuyết tật) nhằm kết nối các học sinh, sinh viên khiếm thị với các nhà tuyển dụng tiềm năng và nâng cao nhận thức cộng đồng về năng lực của người khiếm thị, đặc biệt là trên địa bàn Hà Nội. Chia sẻ về niềm vui này, chị Hương cho biết: “Tinh thần lạc quan là điều giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để đạt những thành tích trên. Tôi muốn chứng minh với cộng đồng rằng, người khuyết tật hoàn toàn có thể hòa nhập cuộc sống nếu bản thân họ nỗ lực vươn lên và nhận được những hỗ trợ cần thiết của cộng đồng”.

Đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô

Trước khi vào làm việc tại UNDP, chị Đào Thu Hương đã có 3 năm kinh nghiệm hỗ trợ học sinh tại hai trường phổ thông chuyên dạy học sinh, sinh viên khiếm thị trong một dự án của Tổ chức Samaritan’s Purse tại Hà Nội. Bên cạnh đó, chị còn là điều phối viên của một chương trình học bổng và các lớp tập huấn hướng nghiệp, sống tự lập như: Âm nhạc, nấu ăn, vẽ, làm gốm và một số câu lạc bộ nghề nghiệp khác… tại Hà Nội.

Kể từ khi vào làm việc tại UNDP tháng 5-2019, chị Đào Thu Hương tập trung phát triển và thực hiện các chương trình hỗ trợ người khuyết tật. Ngoài ra, chị còn đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các cơ quan chính phủ và các tổ chức của người khuyết tật. “Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tôi đã khởi xướng và cùng đồng nghiệp tại UNDP triển khai đánh giá nhanh tác động kinh tế - xã hội của đại dịch với người khuyết tật. Sau khi đánh giá công bố vào tháng 5-2020, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, tôi tiếp tục quản lý dự án hỗ trợ người khuyết tật phục hồi sau dịch Covid-19 trong hai lĩnh vực y tế và việc làm”, chị Hương thông tin.

Từng có nhiều dịp tiếp xúc và làm việc với Đào Thu Hương, Chủ tịch Hội Người mù quận Đống Đa Đỗ Thúy Hà nhận xét: “Chị Hương không chỉ là hình ảnh tiêu biểu để các bạn khuyết tật noi theo mà còn cho thấy khả năng hòa nhập cộng đồng cũng như đóng góp cho xã hội của người khuyết tật”. Trong khi đó, Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Caitlin Wiesen cho biết: “Nhờ những người như Đào Thu Hương, chúng tôi đã biết cách làm cho môi trường làm việc thân thiện hơn với người khuyết tật”.

Là người khiếm thị từng tham gia một lớp tập huấn do chị Hương phụ trách, em Nguyễn Đức Nghị, sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam chia sẻ: “Tôi học được nhiều điều ở chị Hương, từ cách làm việc khoa học đến sắp xếp thời gian biểu cho công việc hằng ngày cũng như tinh thần lạc quan”.

Bày tỏ vinh dự được tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, chị Đào Thu Hương cho biết: "Từ khi Luật Người khuyết tật ra đời, nhận thức chung của cộng đồng về người khuyết tật đã được nâng lên đáng kể. Là một bộ phận chiếm khoảng 7% dân số, chúng tôi mong muốn được nhìn nhận như một phần không thể thiếu, đóng góp cho sự đa dạng của xã hội, trong đó có sự phát triển ngày càng giàu đẹp, văn minh của Thủ đô".

Theo hanoimoi.com.vn