1. Mục tiêu

- Kiến thức

+ Tóm tắt được các kiến thức chung về lịch sử hình thành, các hướng tiếp cận, mục tiêu, chức năng và vai trò của công tác xã hội nói chung và trợ giúp các nhóm yếu thế nói riêng.

+ Nêu được các đặc điểm cơ bản và cách ứng dụng các phương pháp công tác xã hội cơ bản như công tác xã hội cá nhân, nhóm, cộng đồng, quản lý ca.

+ Phân tích được các quy định pháp luật đảm bảo quyền được có và đòi hỏi của Người khuyết tật hay các đối tượng cần sự trợ giúp xã hội.

+ Trình bày được kiến thức, kỹ năng triển khai các mô hình và cách thức trợ giúp người khuyết tật.

- Kỹ năng

+ Thực hành thành thạo các kỹ năng giao tiếp: quan sát, lắng nghe, đặt câu hỏi, xử lý im lặng.

+ Thành thạo các kỹ năng về điều phối, lãnh đạo, làm việc nhóm, xử lý mâu thuẫn trong công tác xã hội và thu hút sự tham gia.…

+ Phát hiện được một vấn đề xã hội cụ thể cần can thiệp, nhận diện đa chiều một đối tượng xã hội yếu thế.

+ Phân tích được vấn đề xã hội cơ bản ở cấp độ vi mô: cá nhân, nhóm, cộng đồng và một chính sách xã hội cụ thể.

+ Thực hiện khám phá, huy động và kết nối các nguồn lực (tài lực, vật lực và nhân lực) để góp phần can thiệp, giải quyết một vấn đề xã hội.

+ Phối hợp được với nhân viên công tác xã hội ở các bậc cao hơn.

+ Đánh giá sơ bộ và chuyển gửi thân chủ khi cần thiết

- Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm

+ Có năng lực làm việc về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo;

+ Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, làm việc nhóm, phát huy trí tuệ tập thể;

+ Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;

+ Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường;

+ Có năng lực và trách nhiệm làm việc với người khuyết tật;      

+ Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình;

+ Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

+ Có ý chí quyết tâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;

+ Có thái độ tích cực, khả năng tương tác với đồng nghiệp và các bên liên quan khác thuộc lĩnh vực làm việc.    

2. Cơ hội việc làm

- Làm việc tại các đoàn thể, tổ chức người khuyết tật, tổ chức xã hội có liên quan đến công tác xã hội

- Làm việc trong các đội công tác xã hội cấp xã, phường, thị trấn

- Làm cộng tác viên cho các dự án nghiên cứu, các chương trình, dự án của các tổ chức trong và ngoài nước tại các địa phương

- Làm công tác xã hội bán chuyên trách trong các lĩnh vực khác nhau nh­ư: sức khoẻ, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, xã hội, văn hoá, môi trường…..

- Chức danh có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp: làm cán bộ trong các tổ chức của Người khuyết tật và vì Người khuyết tật, cộng tác viên công tác xã hội ở cấp xã , phường, thị trấn theo Thông tư 07/2013/TT – BLĐTBXH

3. Cơ hội học tập

- Có khả năng liên thông lên chương trình Trung cấp Công tác xã hội.

- Có khả năng học tập nâng cao năng lực trong các khóa tập huấn ở trình độ tương đương trung cấp cao đẳng.

4. Chương trình đào tạo

Mô đun 1:Nhập môn công tác xã hội

Mô đun 2:Tâm lý học xã hội

Mô đun 3:Kỹ năng giao tiếp

Mô đun 4:Công tác xã hội cá nhân

Mô đun 5:Công tác xã hội nhóm

Mô đun 6:Phát triển cộng đồng

Mô đun 7: Luật pháp, chính sách và quyền của người khuyết tật

Mô đun 8: Công tác xã hội với người khuyết tật

Mô đun 9: Truyền thông và phát triển nguồn lực

Mô đun 10: Phát triển tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật

Mô đun 11:Thực hành

Mô đun 12: Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính và văn thư lưu trữ

Mô đun 13: Kỹ năng lãnh đạo, thuyết trình và biện hộ

Mô đun 14: Kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết mâu thuẫn

Mô đun 15: Thực tập tốt nghiệp

Mô đun 16: Ôn tập và thi tốt nghiệp

 

 Nguồn Trung tâm dạy nghề