NHỮNG NÉT NỔI BẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI MÙ ĐÔNG ANH 

Đông Anh là một huyện ngoại thành, nằm phía Đông Bắc Hà Nội Tổng diện tích đất tự nhiên: 18.230 ha; trong đó: Đất nông nghiệp 9.785 ha. Huyện có 23 xã, 1 thị trấn; 156 thôn, làng và 62 tổ dân phố; Đến nay Huyện có 85 làng văn hoá, trong đó có 35 làng văn hoá cấp Thành phố; Dân số trên 331.000 người, trong đó: dân cư đô thị chiếm 11%.
- Có 33,3 km đường sông (sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ) và 20 km sông nội Huyện (sông Thiếp – Ngũ Huyện khê)
- Có 33 km đường sắt, 4 ga thuộc các tuyến Hà Nội đi Lào Cai; Hà Nội - Thái Nguyên và có đường QL3, quốc lộ Thăng Long - Nội Bài, QL 23.
- Về Công nghiệp Đông Anh có 2 khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Đông Anh và khu công nghiệp Thăng Long. Ngoài ra, trên địa bàn Huyện còn có một số làng nghề truyền thống đang được đầu tư và phát triển mạnh tại các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú…. Đóng trên địa bàn Huyện có trên 700 công ty TNHH, 355 công ty cổ phần, 105 doanh nghiệp tư nhân, gần 30 công ty nhà nước, 11 công ty TNHH nhà nước một thành viên và trên 13.000 hộ kinh doanh cá thể..., thật phấn khởi và tự hào, là vùng đất địa linh nhân kiệt. Có thành Cổ Loa được hai triều đại nhà vua đóng đô, là Thục Phán An Dương Vương và Ngô Quyền. Là một huyện được Đảng và Nhà nước, phong tặng danh hiệu anh hùng các lực lượng vũ trang trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, có 3 người là anh hùng lực lượng vũ trang. Có hai nhà văn lớn là Ngô Tất Tố và Nguyễn Huy Tưởng,  thời đại ngày nay là quê hương của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phải chăng những yếu tố sự kiện lịch sử đó đã hun đúc lên tình đất tình người, hăng say tận tâm làm công tác.

Chính vì vậy Hội người mù Đông Anh làm theo quy chế thi đua của các thời kỳ thành Hội người mù Hà Nội. Hàng năm Hội người mù Đông Anh được xếp hạng A, có nhiều năm đứng trong tốp đầu của các quận huyện trong thành phố Hà Nội. Ở đây trong phạm vi bài viết này, tôi muốn nói lên những việc làm nổi bật của huyện hội Đông Anh, đã làm được trong thời gian qua chưa có quận huyện nào thực hiện được như thế.

Điểm 1: là huyện hội ra đời sớm nhất, sau khi thành hội người mù Hà Nội thành lập ban trù bị, và nhận quyết định thành lập ngày 03/02/1970. Bác Phạm Bá Dong là một đảng viên, thương binh hạng ¼   trong thời kỳ chống pháp. Bác là thành viên của ban trù bị thành lập Hội người mù Hà Nội, Bác đã về làm việc với UBND huyện Đông Anh và được ủy ban nhất trí cho phép thành lập Hội người mù Đông Anh chính thức ra đời vào ngày 18/11/1971.

Điểm 2: là một huyện hội làm được nhiều dự án nhất, đó là:

- Dự án 1: đầu tư chiều sâu của HTX 202 trước đây bây giờ là HTX từ thiện Loa Thành do sở lao động thương binh xã hội Hà Nội cấp 87.000.000đ.

- Dự án 2: dự án nhỏ do tổ chức phí chính phủ PONOH Hoa Kỳ tài trợ được 4.000USD.

- Dự án 3: tổ chức khóa đào tạo tin học cơ bản cho 12 học viên trị giá 10.000Uro do tổ chức Abilis (Phần Lan) tài trọ.

          Điểm 3: diện tích để hội hoạt động xây trụ sở hội rộng nhất đã được UBND huyện Đông Anh cấp cho 3.200  m2 đất  và đã cấp bìa đỏ sử dụng. Trụ sở được xây dựng khang trang rộng rãi và đầy đủ tiện nghi.

Điểm 4: trong phong trào làm từ thiện huyện hội đã làm việc với các xã cấp cho 3 hội viên được đất miễn phí và làm nhà từ thiện, diện tích từ 100m2 đến 180m2/người. Đó là các hội viên:

1.     Bà Trần Thị Chanh, thôn Cổ Dương xã Tiên Dương

2.     Ông Hoàng Hữu Nhiên, thôn Đoài, xã Tàm Xá

3.     Bà Nguyễn Thị Lác, thôn Kim Tiên xã Xuân Nộn

Điểm 5: ban chấp hành huyện hội đã tháo gỡ khó khăn và xóa nợ cho các hộ gia đình còn thiếu nợ của HTX, với số lượng là 3.970kg thóc. Những việc làm được như vậy, ban chấp hành đã bám vào sự lãnh đạo của xã và các cơ sở có hội viên sinh sống để tháo gỡ khó khăn cho hội viên. Tận dụng sự quan hệ của thân nhân hội viên, để được sự giúp đỡ tận tình giúp hội làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, như ông Phạm Văn Phúc là em trai của hội viên Phạm Văn Chỉnh ở khu Đông xã Việt Hùng, lúc bấy giờ ông Phúc đang làm ở chi cục thuế huyện Đông Anh, đã cho hội một văn bản vô cùng quý giá, đó là Nghị định 74CP của thủ tướng Chính phủ. Trong đó ở khoản 2 điều 16 có viết “miễn hoặc giảm cho các hộ nông dân nghèo khó khăn không phải đóng thuế”. Nhận được văn bản này, ban chấp hành đã thảo công văn và nêu Nghị định 74CP gửi tới ủy ban và các địa phương, để giảm và xóa nợ cho các hộ viên nghèo như:

1.     Ông Lê Văn Quý ở Lương Lỗ - Tiên Dương

2.     Ông Trần Văn Tuấn ở Lương Lỗ - Tiên Dương

3.     Ông Dương Văn Suất ở Hà Lỗ - Liên Hà

4.     Bà Đỗ Thị Năm ở Giao Tác – Liên Hà

Việc làm này đã được Ủy ban các xã chấp nhận xóa nợ và trả lại ruộng đã thu hồi cho các hội viên trên.

Điểm 6: Ban chấp hành hội đã làm hồ sơ hội viên đầy đủ, đúng quy định và đông nhất, thông qua chính quyền ủy ban các xã xác nhận. Ban chấp hành đã triển khai Nghị định 28 để hội viên người mù được hưởng chế độ trợ cấp dài hạn, đúng theo xếp hạng khuyết tật, tỷ lệ hội viên được hưởng chế độ trợ cấp chiếm 95%.

Nhờ vào sự nhiệt tình tâm huyết của các đồng chí cán bộ ban chấp hành, các hộ nghèo trước đây chiếm 45% nay còn lại 5% là cận nghèo.

Điểm 7: ngoài chăm sóc hội viên của huyện hội, mỗi năm ban chấp hành còn chia sẻ và chăm sóc, giúp đỡ các quận huyện hội bạn như Sóc Sơn, Mê Linh, Gia Lâm, tặng quà Tết từ 100 đến 150 người được nhận quà, trị giá mỗi suất quà từ 300.000đ – 500.000đ.

Qua những việc đã làm được trên đây, phải nói rằng người cán bộ hội đã tận tụy, có tấm lòng tương thân, tương ái. Hết lòng vì công tác hội đã làm lên 7 điểm nhất đáng nhớ, góp phần xây dựng xã hội và gia đình ngày càng phồn vinh hạnh phúc. Kế đó, Hội đã có chỗ đứng vững chắc trong các cấp lãnh đạo từ xã tới huyện. Sự uy tín đó được xác nhận qua những việc làm xuất phát từ trái tim khối óc sáng tạo, chân tình của những người lãnh đạo huyện hội. Đưa huyện hội người mù Đông Anh ngày càng phát triển vững mạnh.

Đông Anh, ngày 10 tháng 10 năm 2015

                                                               Người viết

                                                                 Phạm Hồng Phiên