Ngày 03/12, Hội Người mù Việt Nam phối hợp với Hội Người mù Thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học tư tưởng “Tàn nhưng không phế” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với người khiếm thị tại Hà Nội.

 Hội thảo khoa học tư tưởng “Tàn nhưng không phế” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với người khiếm thị tại Hà Nội

Đêm Giao thừa Xuân Bính Thân 1956, Bác Hồ đến thăm trường Thương binh hỏng mắt, tại đây Bác đã đưa ra lời động viên, lời dạy đầy ân tình “Tàn nhưng không phế”. Năm 2021 là năm kỷ niệm 65 năm thực hiện lời dạy của Bác, nhân dịp Ngày Quốc tế Người khuyết tật 03/12, Hội Người mù Việt Nam phối hợp với Hội Người mù Thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học tư tưởng “Tàn nhưng không phế” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với người khiếm thị tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Phạm Viết Thu, Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam cho biết: “Suốt chặng đường 65 năm qua, người khuyết tật Việt Nam và hơn 52 năm kể từ ngày thành lập, cán bộ Hội viên người mù Việt Nam thực hiện lời dạy của Bác Hồ trong điều kiện tình hình thế giới, đất nước và các địa phương có rất nhiều thuận lợi và cũng gặp không ít khó khăn. Phát huy tốt truyền thống tương thân thương ái của dân tộc ta, thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác “tàn nhưng không phế”, lấy đó làm phương châm hành động trong suốt quá trình hoạt động đã luôn luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn thách thức. Phát huy kinh nghiệm, tâm huyết, trách nhiệm, sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, nhiệt tình tận tụy, tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương chính sách, nhiệm vụ, phong trào thi đua của Đảng, nhà nước, MTTQ, các chương trình của Hội, năng giải quyết việc làm, năng củng cố tổ chức. Đồng tâm làm các cuộc vận động; tăng cường đoàn kết, bình đẳng, hòa nhập với cộng đồng, xóa đói giảm nghèo bền vững, cải cách hành chính kết hợp học tập và làm theo tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh.”

Trong hơn 52 năm qua, Hội người mù Việt Nam nỗ lực phấn đấu, vượt khó vươn lên, thực hiện tốt lời dạy của Bác. Tổ chức, thực hiện có hiệu quả và đạt được những kết quả đáng trân trọng trên các chương trình nghĩa vụ công tác, tổ chức hội đã kết nạp cho 74.126 hội viên sinh hoạt trên 3.632 chi hội xã, phường với 4.431 quận, huyện trong 57/63 tỉnh thành. Dạy nghề, truyền nghề, vay vốn, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống góp phần xóa đói giảm nghèo, giáo dục, tuyên truyền, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, phục hồi chức năng đạt được kết quả khá toàn diện. Các chương trình nhiệm vụ, các cuộc vận động, phong trào thi đua đều được tổ chức, tổng kết, đánh giá minh chứng cho sự hoạt động hiệu quả, sức lan tỏa của việc thực hiện lời dạy của Bác, góp phần làm nên mái nhà chung thực sự là tổ ấm tình thương, là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người mù Việt Nam luôn dành được sự quan tâm, tin tưởng của các cấp các ngành, của nhân dân, cộng đồng xã hội, bạn bè quốc tế.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia và nhà khoa học chuyên nghiên cứu về Hồ Chí Minh

Với tinh thần, trách nhiệm cao, tất cả vì sự phát triển, bình đẳng và hòa nhập, hạnh phúc của người mù Việt Nam, Hội thảo khoa học lần này đón nhận ý kiến tham vấn của GS.TS Hoàng Chí Bảo, Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương là người nhiều năm theo dõi và nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh; PGS.TS, Đại tá, Nhà văn Nguyễn Thanh Tú - người cũng có 11 tác phẩm viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh; ông Phạm Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm đào tạo và phục hồi chức năng; ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch Hội người mù Tỉnh Thừa Thiên Huế; bà Chu Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội người mù TP Hà Nội và các nhà khoa học đến từ các ban, ngành Trung ương, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các Viện nghiên cứu.
Với gần 10 tham luận và các ý kiến phát biểu tại Hội thảo đã tập trung khẳng định, phân tích và làm rõ tư tưởng “tàn nhưng không phế” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời nêu rõ và làm nổi bật những đóng góp và kết quả của người khuyết tật Việt Nam trong suốt 65 năm qua, từ đó động viên khích lệ những người khuyết tật nói chung và khiếm thị nói riêng không ngừng nỗ lực vươn lên hòa vào dòng chảy chung của nhịp sống xã hội, góp phần xây dựng Đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp./.Với tinh thần, trách nhiệm cao, tất cả vì sự phát triển, bình đẳng và hòa nhập, hạnh phúc của người mù Việt Nam, Hội thảo khoa học lần này đón nhận ý kiến tham vấn của GS.TS Hoàng Chí Bảo, Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương là người nhiều năm theo dõi và nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh; PGS.TS, Đại tá, Nhà văn Nguyễn Thanh Tú - người cũng có 11 tác phẩm viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh; ông Phạm Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm đào tạo và phục hồi chức năng; ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch Hội người mù Tỉnh Thừa Thiên Huế; bà Chu Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội người mù TP Hà Nội và các nhà khoa học đến từ các ban, ngành Trung ương, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các Viện nghiên cứu.

Tin, ảnh: TT

Theo Báo điện tử ĐCSVN