(HNM Hà Nội) - Mát xa cho khách, nói tiếng anh như gió, sử dụng máy vi tính thành thạo, chụp được ảnh đăng báo…là những ấn tượng thường được mọi người nhắc đến khi nói về chàng trai khiếm thị Nguyễn Huy Việt (SN 1980, huyện Hoài Đức, Hà Nội). 


Khát vọng vươn lên bóng tối. 
Lọt lòng mẹ, Nguyễn Huy Việt vẫn bình thường như bao đứa trẻ khác cùng trang lứa. Đôi mắt ấy vẫn nhìn thấy vạn vật xung quanh. Nhưng rồi năm lên 7 tuổi,trong lúc chơi đùa anh vô tình vớ phải kíp mìn chưa nổ, vụ tai nạn đó đã cướp đi đôi mắt của anh, ném anh vào vùng tối tăm vĩnh viễn.

Bỏ lại chữ ô, chữ a còn dang dở, anh theo gia đình lên Tuyên Quang sinh sống. Nhớ lại quãng thời gian khó khăn anh Việt không giấu được cảm xúc. “Khi con nhỏ, cứ nhìn thấy tôi ở đâu là mọi người xúm lại chỉ trỏ rồi bàn tán. Đôi khi những đứa trẻ còn cố tình trêu, đẩy tôi ngã, hay đưa tới một chỗhoang vắng rồi bỏ lại tôi ở đấy. Lúc đấy thật sự tôi rất sợ, chỉ khóc thét lên và gọi ba, mẹ” anh Việt nhớ lại.

Cuộc đời đã cho anh sự sống nhưng không cho anh đôi mắt để nhìn đời. Những tưởng bóng tối ấy đã vùi lấp đời anh vào nỗi tuyệt vọng. Nhưng bằng ý chí và nghị lực vươn lên của bản thân anh đã tự thắp lên ánh sáng cho mình bằng chính niềm tin, sự lạc quan vào cuộc sống.

Anh không còn mặc cảm, tự ti về bản thân khi nghĩ về đôi mắt nữa mà ngược lại, cố gắng thích nghi, làm mọi việc từ thái rau, nấu cám, nuôi lợn giúp đỡbố mẹ để vơi đi nỗi buồn.Rảnh rỗi anh vẫn thường đi chơi với đám trẻ con, vẫn đi đào khoai, tắm sông, thả diều…mọi sinh hoạt của anh đều nghe và cảm nhận bằng đôi tai vì vậy, anh luôn cố gắng “ghi chép” lại tất cả mọi việc bằng bộ não.

Rồi may mắn cũng mỉm cười với chàng trai khiếm thị, năm 1991, anh được người quen giới thiệu vào học tại trường Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội). Bỏ lại những tháng ngày tăm tối anh bắt đầu học lại lớp 1 với những môn học bằng chữ nổi.

Tại đây, ngoài giờ học văn hóa ra anh còn tham gia hội họa, văn nghệ và đặc biệt học nghề xoa bóp, bấm huyệt.Tranh thủ những giờ không lên lớp, anh trau rồi kỹ năng, học cách phát âm tiếng anh để thi thoảng có dịp ra ngoài trò chuyện với khách du lịch.Bên cạnh kết quả học tập tốt, chàng trai khiếm thị còn là cây văn nghệ của trường với giọng hát trầm ấm, tình cảm. Anh và các bạn trong lớp còn được đi biểu diễn khắp cả nước, thậm chí còn được mời sang nước Pháp để biểu diễn.
12 năm cố gắng và không ngừng nỗ lực của bản thân đã mở ra cho anh một cánh cửa tiếp theo. Năm 2008, anh trúng tuyển vào khoa Báo chí của trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn. Để có điều kiện trang trải cho việc ăn học, anh xin đi làm thêm ở Hội người mù của quận Tây Hồ.

Ở môi trường học tập mới anh gặp không ít khó khăn nhưng bằng sự yêu thương của bố mẹ, thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè khiến anh vượt qua được mọi rào cản.

“Chân tay lúc nào cũng tím bầm do va đập. Thậm chí gặp khó khăn khi làm quen với máy vi tính, đi tác nghiệp môn ảnh báo chí, nhưng tôi phải chứng minh cho mọi người thấy tôi làm được. Kết quả cũng như mong đợi, tôi đã tự tay chụp được những tấm ảnh đẹp để phục vụ cho bài viết”, anh Việt nói. ….
trở thành ông chủ quán mát-xa.

Sau khi tốt nghiệp, có được tấm bằng Đại học, làm báo được một thời gian ngắn, anh trở lại Hoài Đức, mạnh dạn đề nghị hội người mù mở dịch vụ mát-xa để kinh doanh. Trong lúc này, anh gặp phải nhiều sự phản đối. Khó khăn hơn khi điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhưng anh vẫn kiên quyết làm theo ý định của mình và anh đã thuyết phục được Hội đồng ý để anh mở dịch vụ.

Tại trung tâm mát-xa anh Việt vừa giữ chức Chủ tịch hội người mù huyện vừa là chủ cũng kiêm luôn thợ mát-xa mỗi khi đông khách. Đồng thời anh cũng tạo được công ăn việc làm cho những người cùng cảnh ngộ như mình.


Hiện giờ anh Việt cũng lập gia đình và có hai cô con gái. Nhớ lại giây phút đó anh bồi hồi xúc động: “Tôi luôn thấy may mắn và hạnh phúc khi cưới được người vợ ngoan hiền, biết chăm lo cho chồng con và rất mực yêu thương tôi. Cô ấy đã bù đắp cho tôi những mất mát trong cuộc sống, thầm cảm ơn ông trời không phụ lòng người”.

Ông Nguyễn Văn Sơn, cán bộ của UBND huyện Hoài Đức kiêm phụ trách quản lý tại trung tâm cho biết: “Việt bắt đầu nhận Chủ tịch hội từ năm 2009, tôi thấyViệt là một người trẻ lại có tài. Mặc dù bị khiếm thị nhưng Việt luôn nhạy bén, sáng tạo trong công việc, sống hòa nhã, giúp đỡ đồng nghiệp. Đặc biệt trínhớ của cậu ấy rất tốt, cậu ấy có thể nhớ hàng trăm số điện thoại hay ổ gà, ổ voi ở trên các đoạn đường đã từng đi…Bên cạnh đó Việt còn sử dụng máy vi tính thành thạo, soạn thảo văn bản thoăn thoắt và có thể trò chuyện lưu loát với khách nước ngoài bằng tiếng anh. Có thể nói những khả năng Việt có được còn hơn cả người bình thường”, ông Sơn chia sẻ.

Vừa tẩm quất cho khách trong căn phòng nhỏ, chị Đỗ Thu Hà  (25 tuổi, ở Đan Phượng) nhân viên tại trung tâm bày tỏ: “Làm việc ở đây được một năm, tôi cảmthấy anh Việt là một người rất tốt, luôn giúp các anh, chị em trong Hội mỗi khi gặp khó khăn. Đặc biệt tôi còn được trung tâm cử đi học lớp từ xa máy tính.Đây là ngôi nhà chung của mọi người vì ở đây mới có được tiếng cười”.Không chỉ chị Hà, anh Chính vừa nghe thời sự trên chiếc đài cũ vừa nói: “Tôi học tập được anh Việt từ cách tự lập và tính kiên trì. Ở đây không có khoảng cách giữa ông chủ và người làm, tất cả mọi người đều như nhau”.

Hiện nay, trung tâm của anh Việt đã tạo được việc làm cho 5 người khiếm thị. Thu nhập của mỗi người làm việc tại đây dao động từ 2 triệu – 3 triệu đồng/tháng tùy vào lượng khách.

Bằng những nỗ lực vượt qua bóng tối, anh Việt đang từng bước thắp sáng tương lai trở thành ông chủ quán mát-xa. Ở nơi đây anh cũng giống như bông hoa hướng dương dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn hướng về phía mặt trời, đón ánh nắng vươn lên.


Quỳnh An
Nguồn: phapluatplus.vn