(HNM Hà Nội) - Sáng ngày 28/3, Hội người mù TP hà Nội đã phối hợp với Sở LĐTBXH và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố  tổ chức hội thảo khoa học “Lời dạy Tàn nhưng không phế - Ánh sáng dẫn đường cho người khiếm thị”.

       Đây là lần thứ II Hội thảo tư tưởng HCM về người khiếm thị  thông qua lời  dạy “Tàn  nhưng không phế” của Bác  được HNM TP tổ chức, Hội thảo lần này được  tiến hành trong bối cảnh đất nước cũng vừa diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, hòa chung với không khí hứng khởi của cả nước đang hướng về Đảng, những  người  khiếm thị Hà Nội  luôn tin vào những  đường lối, chủ trương mới của  Đảng và Nhà nước để  đời sống của  toàn xã  hội nói chung và của người khiếm thị nói riêng  sẽ có một cuộc sống luôn ấm no, hạnh phúc.

       60 năm đã qua,  kể từ mùa xuân năm Bính Thân (1956_2016), Bác đến thăm và chúc tết trường thương binh hỏng mắt Hà Nội với những tình  cảm gần gũi, sẻ chia, Bác đã ân cần thăm  hỏi, động viên các thương binh hỏng mắt. Trong không khí xúc động, Bác đã để lại lời  căn dặn vô cùng ý nghĩa cho các thương binh hỏng mắt: “Tuỳ theo sức của mình, học lấy một nghề để tiếp tục phục vụ nhân dân, tiếp tục giữ vững danh hiệu người chiến sỹ tiên phong trên mặt trận mới. Như vậy là các chú tàn nhưng không phế ”. Lời dạy ấy đã vang truyền và được thực hiện như một mục tiêu sống, kim chỉ nam của người khiếm thị Hà Nội. Câu nói của Bác không chỉ làm thay đổi cuộc sống của người mù mà đã được khẳng định dưới góc độ khoa học, mang đậm tính nhân văn sâu sắc  và gắn với nhiều thành tích mà người khiếm thị Hà Nội đã có được  qua  hơn 40 năm thành lập hội. Với sự vươn lên, cố gắng không ngừng của các cán bộ , hội viên HNM thành phố, công tác tổ chức của Hội đã được xây dựng chặt chẽ, , hiệu quả. Đây được cho là một thành công với những nỗ lực rất lớn của   HNM TP cùng các tổ chức thành viên.  Các hoạt động Hội được liên kết như các mắt xích chặt chẽ, phối hợp nhuần nhuyễn giữa các ban chuyên môn của Hội cũng như  các Quận/ Huyện, thị Hội.



       Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Trung Quyết – Chủ tịch Hội cho biết:“Năm 2008, Hà Nội mở rộng địa chính, số lượng Quận/ Huyện Hội người mù tăng lên là 30 tổ chức thành viên bao gồm cả chi hội trường Nguyễn Đình Chiểu.  Với quy mô Hội đã lớn và ngày càng phát triển, nên các Quận/ Huyện, Hội cũng đã chủ động  đẩy mạnh hoạt động  của các chi Hội, Hội cấp xã;  vừa quản lý khoa học, mà lại nâng cao trách nhiệm, công tác phổ  biến kiến thức, thông tin đưa  đến gần hơn với các hội viên. Với hình thức này, điển hình có các Hội người mù Long Biên, Đông Anh, Ba Vì,  Gia Lâm, Hoài Đức, Phúc Thọ. Các đơn vị này  đã tích cực triển khai hầu hết các  chương trình công tác của  Hội ở cấp Chi hội cơ sở”.

      Để triển khai, mở rộng công việc, tìm kiếm người khiếm thị kết nạp vào Hội, tham gia sinh hoạt Hội. Với sự quan tâm, chỉ đạo đặc biệt của các cấp Đảng ủy, chính quyền; Trong số đó,   Hội người mù Ba Vì là một trong những Quận/ Huyện đã phát triển các chi Hội mạnh mẽ  trở thành Hội   người mù  cấp xã.được chính quyền địa phương hết sức quan tâm, tạo điều kiện, giúp Hội  làm tốt công tác vận động kết  nạp những người khiếm thị còn chưa biết đến Tổ chức  Hội được vào tham gia sinh hoạt. , cùng giúp đỡ, động viên  nhau vượt qua hững khó khăn rào cản của hoàn cảnh để vươn lên trong cuộc sống.Từ những công việc cụ thể  đó, tổ chức Hội người mù các cấp Hội đến thành phố được phát triển thành mạng lưới rộng rãi, cùng nhau sát cánh xây dựng Hội tạo dựng vị thế bền vững cho Hội người mù thành phố Hà Nội.

       Người khiếm thị tuy đã mất đi đôi mắt nhưng họ đã không khuất phục trước số phận nghiệt ngã ấy, họ vẫn cố gắng tận dụng sức lao động nhỏ bé, ít ỏi  của mình để phục vụ xã hội. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có hàng trăm cơ sở Tẩm Quất lớn nhỏ đang hoạt động, có những cơ sở tạo được uy tín thu hút khách hàng, duy trì lượng khách ổn định, nâng cao thu nhập cho người khiếm thị. Theo thống kê báo cáo năm 2015, trên thành phố có 114 cơ sở Tẩm Quất, trong đó có 9 cơ sở đang hoạt động dưới sự quản lý của Hội như cơ sở: HNM Mê Linh, tây Hồ, Ba đình,  Hoài  Đức …., tạo việc làm cho 41 lao động và có 105 cơ sở của cá nhân người khiếm thị  đang hoạt động. Nghề Tẩm Quất hiện nay được coi là một trong những nghề mũi nhọn cho người mù, đem lại thu nhập ổn định, trung bình khoảng 2.400.000/ tháng, các cơ sở uy tín, tay nghề tốt có thể trên  3.000.000/ tháng như các cơ sở của anh Tạ  Đình Hán ở đường Âu Cơ, cơ sở của anh Ngô Văn Hiếu trên đường  Lạc Trung Q. Hai Bà Trưng… Ngoài ra, Hội vẫn duy trì các nghề truyền thống như tăm tre, chổi chít, vẫn có  7 cơ sở trên toàn thành phố tạo việc làm cho 41 người khiếm thị.

        Công tác dạy nghề của Hội trước đây  được triển khai chủ yếu theo hướng  nhỏ lẻ, tùy  vào sự vận  động về nguồn lực tài chính; nhưng đến năm 2012, Trung tâm dạy nghề Hội người mù thành phố Hà Nội đã chính thức ra đời. Đến năm 2014, Trung tâm đã hoàn thiện được hai giấy phép dạy nghề của Sở lao động thương binh và xã hội với hai nghề cơ bản là nghề Tin học văn phòng và nghề Tẩm Quất. Từ đây, với chương trình dạy nghề chuẩn đã được phê duyệt, đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, Trung tâm đã có thể  tổ chức các lớp dạy nghề cho hội viên từ cơ bản, nâng cao đến chuyên sâu. Sau mỗi khóa học, học viên được cấp chứng chỉ sơ cấp theo đúng quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội. Đến thời điểm này Trung tâm đã triển khai được 04 lớp  cho tổng  số 80  học viên tham gia. Với mong muốn sẽ có thêm nhiều nghề, nhiều cơ hội cho người khiếm thị, Trung tâm hiện nay đang chuẩn bị hoàn tất  chương trình dạy nghề  Công tác xã hội cho người khiếm thị để xin cấp phép cho nghề này. Ngoài ra, năm 2015 Trung tâm đã hoàn thành một cuộc khảo sát nhu cầu học nghề của người khiếm thị trên toàn thành phố. Trong  thời gian tới,  Trung tâm  sẽ bắt tay vào các kế hoạch tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn cho các nghề như: nghề chăn nuôi, dịch vụ kinh doanh nhỏ, trồng trọt để phục vụ nhu cầu học nghề,  tăng gia sản xuất của người khiếm thị, từ đó mở rộng quy mô đào tạo của Trung tâm.

       Về công tác vay vốn phát triển kinh tế gia đình từ  Ngân hàng chính sách xã hội, đây có thể coi là công tác mà Hội người mù hN tập trung  triển khai rất tốt và hiệu quả. Trong năm 2015, Hội đã quản lý số vốn vay lên đến trên  22 tỷ  đồng cho, khắc phục làm giảm số hộ nghèo xuống còn 6,58% giảm 3.02% so với đầu năm. Với tất cả những con số trên là sự minh chứng rõ nét cho  tất cả những cố gắng rất đáng ghi nhận của các cán bộ, hội viên Hội người mù thành phố.

       Hội và các tổ chức thành viên đã tổ chức Tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ thị, chủ trương lãnh đạo của Đảng tới cán bộ, hội viên, người khiếm thị, góp phần củng cố lòng tin,tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp người khiếm thị đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc. Hội người mù TP  đã tổ chức các câu lạc bộ như câu lạc bộ văn nghệ, câu lạc bộ thơ, yêu thích chữ Braill…với những nội dung thiết thực phù hợp làm phong phú đời sống tinh thần của hội viên. Đặc biệt,  những năm gần đây với sự phối hợp  giúp đỡ của Thành đoàn HN, nhiều  chương trình, sự  kiện lớn của Hội đã được  Tổ chức thành công, đem lại  nhiều niềm vui cùng sự  phấn khởi cho người  khiếm thị Thủ đô;   Điển hình là các chương trình : “Giai điệu thăng long _Hà Nội”– năm 2010; Chương trình  Liên hoan nghệ thuật người khiếm thị thủ đô:  ” mùa thu Hà Nội _Vang mãi niềm tự hào”  chào mừng kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô; chương trình Festival – Niềm tin và ánh sáng (lần thứ I năm 2011  và lần thứ  II  năm 2014).  Và  gần  đây nhất là   sự kiện biểu dương Điển hình tiên tiến được tổ chức năm 2015 vừa qua”.

       Bên cạnh đó, công tác tuyên giáo của Hội cũng chú trọng đến việc nâng cao kiến thức cho cán bộ, hội viên của Hội. Trong những năm gần đây, các Quận, Huyện Hội đã liên tục tổ chức các lớp Tiếng Anh, vi tính cơ bản, đặc biệt chú trọng công tác dạy chữ nổi Braill ngay tại trụ sở các tổ chức thành viên. Hội đã phối hợp với viện khoa học giáo dục tổ chức khảo sát người khiếm thị sử dụng phần mềm NVDA(phần mềm đọc màn hình máy tính của Australia dành cho người khiếm thị) và kết hợp với tổ  chức CRS triển khai chương trình tập huấn phần mềm mới này cho trên  70 cán bộ, hội viên trong toàn Thành hội. .

       Để nâng cao tinh thần ham học hỏi, cố gắng học tập và  khát vọng vươn lên của người mù Hà Nội, năm 2014 Hội đã hưởng ứng Liên hoan tin học dành cho người mù lần thứ nhất do HNM Việt Nam phát động với ý nghĩa: “ Biết tin học để cuộc sống tốt đẹp hơn”;  kết quả Thành hội đã nhận được 01 giải nhất phong trào cùng 01 giải nhì cho cá nhân .

       Công tác chăm sóc  phụ nữ trong các năm gần đây, luôn được Hội quan tâm và tổ chức nhiều cuộc thi để động viên cuộc sống của phụ nữ mù. Điển hình là cuộc thi viết “ Phụ nữ khiếm thị cùng nhau viết câu  chuyện của chúng ta” nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của đông đảo chị em, không chỉ là người khiếm thị mà còn có cả những chị là cán bộ  sáng mắt đang làm công tác chuyên môn  tại các đơn vị;   và cuộc thi nấu ăn nhân kỷ niệm 85 năm ngày phụ nữ Việt Nam (20/10/2015).



                                                                                             Thành Nguyễn