Ngày 22-12, Hội người mù Thành phố Hà nội tổ chức họp mặt truyền thống nhân kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập trường chữ nổi Ba Đình (22/12/1960- 22/12/2020)
Ảnh: toàn cảnh hội trường
Đến dự có các đồng chí Đinh Thanh Tùng – Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương hội người mù Việt Nam, các đ/c Phó Chủ tịch, UV BTV Hội người mù Thành phố Hà Nội. Cùng dự có các đồng chí nguyên là giáo viên, học sinh và ban liên lạc trường chữ nổi Ba Đình.
Phát biểu ôn lại truyền thống, đồng chí Chu Thị Thu Hà – Phó Chủ tịch Hội cho biết: Nhớ lời Bác Hồ kính yêu đã dạy, thương binh hỏng mắt Trần Công Nhuận rất tích cực tham gia hoạt động xã hội, ông đã vận động một số thương binh hỏng mắt có trình độ văn hóa và đã học chữ braille đứng ra thành lập trường chữ nổi Ba Đình dạy cho người mù Hà Nội. Các thương binh hăng hái hưởng ứng việc này và cho đây là dịp tốt để cống hiến, đóng góp, thực hiện lời Bác dạy. Quá trình thành lập trường đầy khó khăn và gian khổ từ việc xin phép thành lập tới việc tập hợp học sinh khiếm thị, tìm kiếm địa điểm và tổ chức dạy chữ nổi Braille. Trường khai giảng đầu tiên vào tối ngày 22 tháng 12 năm 1960, nhưng đến tháng một năm 1961 mới bắt đầu học chính thức. Trường có từ lớp vỡ lòng đến lớp 4 (hết tiểu học). Lớp 4 ít học sinh nhất. Học sinh học mỗi tuần ba buổi tối; lúc đầu, học từ 7 đến 9 giờ, sau học tăng lên đến 10 giờ đêm. Có lớp còn phụ đạo thêm mỗi tuần hai buổi tối. Mặc dù chỉ tồn tại trong vòng khoảng 5 năm nhưng từ những lớp học của trường chữ nổi Ba Đình, người mù Thủ đô đã được củng cố thêm tri thức, hoài bão, cùng nhau xây dựng tổ chức Hội, đóng góp vào sự ra đời của Hội người mù Việt Nam (1969) và sự ra đời của Hội người mù Thành phố Hà Nội (1972).
Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Đinh Thanh Tùng – Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội người mù Việt Nam nhấn mạnh những đóng góp của các thế hệ học sinh trường chữ nổi Ba Đình đặc biệt là việc tiếp tục truyền bá chữ nổi Braille đã giúp cho Hội phát triển và vững mạnh như ngày hôm nay. Đồng thời cảm ơn Ban lãnh đạo Hội người mù Thành phố đã tổ chức chương trình tri ân thể hiện tinh thần ‘uống nước nhớ nguồn” đối với những hội viên và thầy cô khiếm thị trong nhiều năm.
Ảnh: trao giấy khen cho các giáo viên trường chữ nổi Ba Đình
Tại buổi họp mặt Hội người mù Thành phố Hà Nội đã trao giấy khen cho 01 tập thể và 03 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy chữ nổi Braille nhân kỷ niệm 60 năm thành lập trường chữ nổi Ba Đình.
Lê Chinh
Newer news items:
- Hội Người mù quận Thanh Xuân chung tay “giải cứu” nông sản tỉnh Hải Dương - 15/03/2021 15:35
- Thư chúc mừng năm mới 2021 và xuân Tân Sửu - 13/03/2021 02:29
- Hội Người mù Hà Nội với chương trình “Tết ấm tình người” - xuân Tân Sửu 2021. - 08/02/2021 01:38
- Mang “Tết Yêu thương” đến với những người khiếm thị - 03/02/2021 01:26
- Gặp mặt truyền thống – Nét đẹp nhân văn của Hội Người mù TP Hà nội - 22/01/2021 08:20
Older news items:
- “Vui cùng con ba mẹ nhé” - món quà ấm áp dành cho các gia đình khiếm thị nhân dịp Giáng Sinh - 22/12/2020 07:26
- Vang mãi tiếng hát từ trái tim người khiếm thị Thủ đô - 18/12/2020 07:12
- Ca vang tiếng hát người khiếm thị Thủ đô - 18/12/2020 06:50
- Lễ Trao giải Hội thi Tin học toàn quốc dành cho người mù lần thứ II - 04/12/2020 01:41
- Ra mắt CLB Kịch của người khiếm thị - Chất “gia vị” mới trong hoạt động của Hội người mù quận Thanh Xuân - 27/11/2020 06:36