Người khiếm thị làm giáo viên dạy Toán - Tin… liệu có thể không khi người khiếm thị trở thành giáo viên? Họ làm thế nào?
Thầy giáo Ngô Văn Hiếu (nguồn từ báo NhânDân.vn)
Trong chuyên mục người khiếm thị truyền cảm hứng hôm nay chúng ta cùng đi tìm câu trả lời về thắc mắc người khiếm thị có trở thành giáo viên được không qua tấm gương thầy giáo khiếm thị Ngô Văn Hiếu.
Từ lúc sinh ra đôi mắt của thầy không nhìn thấy đường. Nhưng sự không bình thường đó đã làm nên điều “kì diệu” với thành tích 12 năm liền là học sinh giỏi. Tốt nghiệp CĐ sư phạm (năm 2002) thầy được Trường Phổ thông Nguyễn Đình Chiểu mời về làm giáo viên. Sau 10 năm đứng lớp – người thầy giáo khiếm thị đặc biệt đó được lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội nhìn nhận là “một thầy giáo cực hay”…. Thầy giáo ấy tên là Ngô Văn Hiếu, hiện là giáo viên dạy Toán.
Tuy là người đạt rất nhiều thành tích trong cả học tập và các hoạt động xã hội nhưng thầy Hiếu luôn tâm niệm “những gì thầy cố gắng để chứng minh cho mọi người rằng: "những gì người sáng làm được thì người khiếm thị cũng làm được…”
Sinh ra ở Bắc Ninh và là con trai duy nhất. “Lên 3 tuổi thì thấy con bước đi không có phương hướng - ba mẹ đưa đi khám thì phát hiện bị khiếm thị. Sau đó, gia đình có chạy chữa nhưng bác sĩ kết luận thầy giáo Ngô Văn Hiếu bị thoái hóa sắc tố võng mạc, với căn bệnh này khi đó không chữa được…”. Nhưng không vì thế mà thầy giáo Ngô Văn Hiếu để mình chìm trong bóng tối. Kết quả 9 năm học phổ thông, thầy Hiếu liên tục được Ban Giám hiệu nhà Trường Nguyễn Đình Chiểu đánh giá là học sinh giỏi. Nhờ nắm chắc kiến thức nên thầy đỗ luôn thủ khoa đầu vào lớp 10 – Trung tâm GDTX Nguyễn Văn Tố (47 Hàng Quạt). với chặng đường ba năm học cấp 3 thầy Hiếu vẫn luôn là học sinh giỏi.
Ngay sau đó thi đỗ Trường CĐ Sư phạm Hà Nội năm 1999. Thầy Hiếu nhìn nhận, “thời gian này học rất vất vả. Để theo kịp kiến thức, tôi phải thường xuyên nhờ bạn đọc cho chép hoặc nhờ bạn đọc rồi ghi âm về nghe lại…”. Năm 2002 ra trường và thầy được mời về làm giáo viên dạy Toán cho học sinh Trường Phổ thông Nguyễn Đình Chiểu – nơi đã “chắp cánh ước mơ” cho thầy và bao lứa học trò khiếm thị khác.
Đến nay thầy giáo Ngô Văn Hiếu đã có một sự nghiệp mà nhiều người mơ ước: Biên chế chính thức (từ năm 208) của Trường Phổ thông Nguyễn Đình Chiểu với danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường với 3 năm liên tiếp là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Trụ cột trong gia đình với 2 bé yêu (1 trai, 1 gái)…
Dù đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn, lương không đủ sống lại nhiều áp lực khiến không ít giáo viên sáng mắt bỏ nghề, sinh viên quay lưng với nghề sư phạm…Còn với thầy Hiếu lạc quan: “Tất cả giáo viên khiếm thị đều mong các em học sinh khiếm thị được rèn luyện, hỗ trợ bổ sung những kĩ năng thiếu hụt để được hòa nhập…”. Với mong muốn đó nên dù dạy trẻ khiếm thị vừa khó vừa thiệt nhưng thầy luôn cập nhập kiến thức để bồi dưỡng cho các em. Nhờ sự hỗ trợ của đồng nghiệp nên việc cập nhật kiến thức dạy môn Toán cấp 2 theo chương trình của Bộ GDĐT với thầy không có áp lực.
Ngoài giờ giảng trên lớp, thầy Hiếu được bạn bè cùng cảnh tin tưởng giao “nhiệm vụ” kèm phụ đạo môn Toán cho con. Dạy kèm học sinh là tự nguyện, không lấy tiền. Còn để duy trì cuộc sống thầy Hiếu phải làm thêm xoa bóp bấm huyệt, tham gia làm đề thi cho học sinh khiếm thị…
Vì không tự đi được nên hàng ngày đến trường thầy phải nhờ bác xe ôm. Cả hai lượt đi, về mất 50.000đ/ngày. Nếu không làm nhiều việc thì lương giáo viên sau hơn 10 năm đứng lớp chẳng đủ chi phí. Khó khăn là vậy nhưng thầy cố gắng để mong học sinh khiếm thị được hòa nhập. Xã hội có nhìn nhận công bằng hơn chứ không mang nặng về tình thương, rồi có đánh giá “người khiếm thị không làm được gì…”. Những nỗ lực thầy Hiếu cùng nhiều người khiếm thị khác đang làm để khẳng định “những gì người không khiếm thị làm được thì người khiếm thị cũng làm được”…
Tuy bận rộn với công việc giảng dạy, làm sách giáo khoa và đôi khi phải đi làm thêm nghề xoa bóp bấp huyệt, nhưng lúc nào với những khóa học sinh sắp ra trường thầy luôn trăn trở về cơ hội việc làm cho các em. Nếu có thể tạo được nhiều ngành nghề hơn cho người khiếm thị sẽ phần nào xóa bỏ định kiến của xã hội rằng, người khiếm thị chỉ làm được nghề xoa bóp bấm huyệt. Hơn nửa khi có nhiều cơ hội việc làm, người khiếm thị sẽ có động lực để cố gắng trong học tập. Và hơn thế, họ được sống với ước mơ chính mình.
theo Internet
Newer news items:
Older news items:
- “Hiệp sĩ” của người khiếm thị Hà Nội - 06/10/2021 01:27
- Hiệp sĩ lặng thầm đem nguồn sáng công nghệ đến với người khiếm thị - 30/09/2021 15:26
- Hoàng Văn Lý - Chàng trai khiếm thị cùng khát khao cháy hết mình với cuộc sống tươi đẹp - 26/04/2021 00:53
- Vũ Thị Hải Anh- cô gái khuyết tật với ước mơ nghề báo - 01/04/2021 12:42
- Người thầy của những học viên khiếm thị - 25/03/2021 06:20