GIỚI THIỆU CHUNG

1.     Giới thiệu chung

Hội người mù thành phố Hà Nội là một tổ chức xã hội đặc thù được thành lập theo quyết định số 43 QĐ/UBHC ngày 3 Tháng 7 Năm 1970 của Ủy Ban hành chính thành phố Hà Nội (nay là Ủy Ban nhân dân Thành phố Hà Nội).

Trải qua trên 40 năm ra đời và phát triển với nhiệm vụ: tập hợp đông đảo người mù trên địa bàn thủ đô không phân biệt nguyên nhân, trình độ, nghề nghiệp, tôn giáo nhằm tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn hội viên hiểu biết và chấp hành những chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của Hội; Tổ chức các hoạt động chăm lo, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần và vật chất, tìm kiếm việc làm, phục hồi chức năng, dạy chữ, dạy nghề, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người mù; Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ người mù; Tăng cường, mở rộng quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, … tạo điều kiện, môi trường để người mù  chủ động hòa nhập vào các hoạt động cộng đồng một cách bình đẳng và sâu rộng, góp phần xây dựng, phát triển thủ đô Hà Nội ngày càng văn minh hiện đại.

Đến nay, Hội đã phát triển được tổ chức ở tất cả các quận/huyện/thị xã trên địa bàn Thủ đô và có mạng lưới liên lạc ở hầu hết các xã phường thị trấn của Hà Nội. Ngoài ra, Hội đã thành lập được 1 trung tâm dạy nghề cho người khiếm thị; Đồng thời hướng dẫn, quản lý hàng trăm cơ sở sản xuất thủ công, dịch vụ xoa bóp tẩm quất cổ truyền.

Từ những nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của hàng ngàn cán bộ hội viên trong suốt hơn 40 năm qua, Hội đã được Đảng, nhà nước cấp uỷ chính quyền các cấp đánh giá cao, và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý đó là: Huân chương Độc Lập hạng nhì, hạng ba; Huân chương Lao Động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Được nhiều tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài nước đánh giá cao.

2. Thông tin liên hệ:

- Địa chỉ: 22 Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội 
- Điện thoại / Fax: (84-24) 39364422
- Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Website: http://www.hnmhanoi.org.vn

3. Lãnh đạo hội: 

- Chủ tịch: Ông Lê Trung Quyết 
- Điện thoại:(84-24).38240240 - 0914351368

- Phó Chủ tịch thường trực: Ông Bùi Trọng Minh 
- Điện thoại:(84-24).39351160 - 0988804597

- Phó Chủ tịch: Bà Chu Thị Thu Hà 
- Điện thoại:(84-24).33518292 - 0982449120

- Ủy viên thường trực: Ông Nguyễn Khả Hùng
- Điện thoại:(84-24).33518291- 0383673617

 

Giới thiệu về Hội người mù huyện Phúc Thọ

Hội người mù-mái ấm của người khiếm thị Phúc Thọ                                


(HNM Hà Nội) -         Phúc Thọ nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 35 km về phía tây. Với diện tích tự nhiên 117,3 km2, dân số 180.000 người. Nền kinh tế đang chuyển dịch từ thuần nông sang cơ cấu nhiều thành phần. Đời sống nhân dân chưa cao, cuộc sống của người khiếm thị còn gặp những khó khăn nhất định. Vốn là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng - đơn vị anh hùng trong kháng chiến chống Pháp. Đảng bộ và Chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm đến công tác an sinh xã hội.

Cách đây một phần tư thế kỷ, ngày 16 tháng 07 năm 1990\, Hội người mù huyện Phúc Thọ được thành lập, đáp ứng lòng mong mỏi của người khiếm thị.  Đây là mốc son lịch sử trong đời sống xã hội của người mù địa phương. Trải qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, với bao thăng trầm, Cán bộ, hội viên vượt qua mọi khó khăn thử thách, chung sức, chung lòng xây dựng để Huyện hội thực sự trở thành mái ấm của người khiếm thị Phúc Thọ.

Sau 6 lần thay đổi địa điểm, hiện nay trụ sở Huyện hội tọa lạc trên khuôn viên rộng 419 m2, gồm nhà làm việc 2 tầng với diện tích sử dụng là 231 m2, có cây xanh, thoáng mát ở cụm dân cư số 11 xã Võng Xuyên. Nơi đây thường xuyên diễn ra các hoạt động Hội .

Tính đến ngày 01/09/2015, Huyện hội có 146 hội viên, sinh hoạt ở 17 Chi hội. Qua 6 kỳ đại hội, Ban chấp hành khóa VI gồm 5Ủy viên (04 nam và 01 nữ), Ban thường trực có 04 người (02 cán bộ khiếm thị và 02 cán bộ chuyên môn)

Ngay sau khi được UBND  huyện giao quản lý và sử dụng trụ sở vào tháng 01 năm 2005, Ban chấp hành đã tổ chức cơ sở sản xuất tập trung với mặt hàng chính là tăm tre, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước, giải quyết việc làm theo thời vụ cho từ 9 đến 14 lao động. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Huyện hội đã đầu tư cho 969 lượt hội viên vay 3 tỷ 773 triệu đồng vốn quỹ quốc gia, vốn của tổ chức CARE, ADRA; có 30 người được đào tạo nghề tầm quất cổ truyền, trong đó 6 hội viên đã mở dịch vụ xoa bóp bấm huyệt, còn lại đang làm việc ở các cơ sở  tẩm quất trong và ngoài thành phố với thu nhập khá ổn định.  Huyện hội đã phối hợp với UBMTTQ làm mới, sửa chữa  44 ngôi nhà cho người mù nghèo, thường xuyên trợ cấp, thăm hỏi, tặng quà khi hội viên gặp khó khăn hoặc vào dịp lễ tết,  133 người được hưởng chế độ an sinh xã hội; 62 hội viên được xóa mù chữ brai, 10 người được học tin học…  Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 85 % khi mới thành lập xuống còn 9,5  % như hiện nay, không có hội viên phải ở nhà dột nát, chất lượng cuộc sống người mù đã được cải thiện rõ rệt.

Với những thành tích đạt được trong hơn 25 Huyện hội đã được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng ba, 02 cờ đơn vị xuất sắc phong trào thi đua của UBND thành phố và nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp các ngành.

Phát huy kết quả đạt được, toàn thể cán bộ, hội viên Hội người mù Phúc Thọ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh, cùng xiết chặt tay nhau thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: “Tàn nhưng không phế”, góp phần xây dựng quê  hương ngày một giàu đẹp, văn minh. Đoàn kết, thống nhất và sẻ chia là  “thương”  hiệu của Hội người mù Phúc Thọ.

Ban chấp hành

Hội người mù huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội