Dáng người nhỏ nhắn, giọng nói nhỏ nhẹ, lưu loát toát lên vẻ thông minh, lanh lợi lễ phép nhưng không dấu được vẻ e thẹn của  một thiếu nữ. Đó là tất cả những gì  mà chúng tôi cảm nhận được khi lần đầu gặp Nguyễn Thị Hồng quê ở xã Hiệp Thuận, hội viên Hội Người mù huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội.

Tuyển thủ cờ vua Nguyễn Thị Hồng

Con đường đến với cờ vua.

Sinh ra trong một gia đình có bốn chị em nhưng chỉ mình Hồng là chịu cảnh thiệt thòi của số phận. Hai mắt em đều bị giảm thị lực do thoái hóa võng mạc sắc tố. Em khát khao được đến trường như bao bạn cùng trang lứa. Nhưng mãi đến năm lên 7 tuổi ước mơ giản dị của em mới thành hiện thực. Một năm học ở trường làng kết quả học tập không được như mong muốn. Sau nhiều ngày  bàn đi tính lại, bố mẹ Hồng đã quyết định xin cho em theo học tại trường Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội với hy vọng đây là môi trường thuận lợi hơn để em rèn luyện và học tập.  

Hồng nhớ lại:

- Khi học lớp 2 trường Nguyễn Đình Chiểu, bao bỡ ngỡ, khó khăn của một đứa trẻ khiếm thị từ quê ra thành phố.  Bố em phải thuê nhà trọ gần trường và 

tìm một công việc dù là vất vả nặng nhọc để kiếm kế mưu sinh nhưng được gần gũi để chăm sóc cho cô con gái bé bỏng là ông toại nguyện lắm rồi. Cùng với sự cố gắng của em là sự chỉ bảo ân cần của các thầy cô và sự chia sẻ của các bạn giúp em sớm làm quen với cuộc sống tự lập. May mắn đã mỉm cười với Hồng. Lúc này có một nhóm sinh viên tình nguyện trường đại học thể dục thể thao Từ Sơn mỗi tuần một buổi hướng dẫn học sinh trong lớp chơi cờ cua. Thoạt đầu Hồng  phải làm quen với các quân cờ một cách khó khăn. Vì thị lực không đủ để em nhìn rõ đâu là vua, đâu là hậu, là xe... nên em phải vừa cố căng mắt, vừa phải sờ chi tiết để định hình sự khác biệt của từng quân cờ. Rồi phải làm quen với các thuật ngữ trong môn cờ có xuất xứ từ Ấn Độ: OAT là hòa cờ, check mate là chiếu hết... Chỉ làm sao nhớ đủ từng quân với các nước đi ngang dọc, chéo cũng mệt lắm rồi. Thoạt đầu Hồng chỉ nghĩ tham gia theo phong trào. Nhưng qua những  ván thi đấu giao hữu với những bước đi “sáng nước” các anh chị sinh viên đã phát hiện ra Hồng có năng khiếu đặc biệt  ở môn thể thao trí tuệ này.  Bắt đầu em  đứng trong đội tuyển của lớp, rồi đến của trường. Năm 2016, khi đang theo học văn hóa tại trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông em được “thử việc”. Sau khi đã lọt vào “mắt xanh” của các chuyên gia bởi trình độ, tư duy tuyệt vời. Sau đó không lâu em chính thức đứng trong đội tuyển thể thao người khuyết tật Thành phố Hà Nội.    

Khổ luyện để trở thành một kỳ thủ có hạng.

Từ khi tham gia đội tuyển  thể thao người khuyết tật  Thành phố, em  càng say mê, miệt mài tập luyện dưới sự chỉ bảo của các huấn luyện viên  giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm trận mạc.  Tạm gác những thú vui của tuổi trẻ sang một bên, đều đặn cứ 5 buổi một tuần em đi xe bus từ  phòng trọ tới địa điểm luyện tập của đội  ở Số nhà 1B Lê  Hồng  Phong để ôn luyện . Ngoài ra em dành 4 đến 5 tiếng một ngày làm bạn với máy tính, say mê nghiên cứu  từng nước cờ của các đại kiện tướng  quốc tế và  quốc nội trong những ván cờ hóc búa.   

Hồng cho biết:

- Em thần tượng Cal sen của Na uy và Lê Quang Liêm của Việt Nam. Em học hỏi ở họ rất nhiều. 

Từ cách  bày binh bố trận đến cách tấn công, vây hãm đối phương  là hàng trăm, hàng nghìn phép tính với những giả thiết tự đặt ra rồi lại nhanh chóng tìm lời giải. Em biết rằng chỉ một thoáng sơ suất cũng sẽ phải trả giá  rất đắt. Miệt mài khổ luyện, những nước cờ thận trọng mà táo bạo, hiệu quả của em đã khuất phục bao đối thủ sừng sỏ. Chiếm được lòng tin của Ban huấn luyện, em thường xuyên được thi đấu ở các đại hội thể thao thường niên của người khuyết tật.  Giải đấu nào em cũng đoạt từ 2 đến bốn huy chương. Đặc biệt tháng 7 năm 2022 lần đầu tiên em khoác áo đội tuyển quốc gia ở bộ môn cờ cua thi đấu ở Pa ra games lần thứ 11 tổ chức tại In đô nê xi a, em đã đoại hai huy chương vàng,1 huy chương bạc cá nhân, ba huy chương vàng đồng đội. Em là vận động viên đạt thành tích cao nhất ở bộ môn cờ vua của đội tuyển thể thao người khuyết tật Hà Nội. 

Tuyển thủ Cờ vua Nguyễn Thị Hồng đạt Huy chương Vàng tại Paragames lần thứ 11 

Mang vinh quang về cho Tổ quốc. 

Em xúc động cho biết:

 Khi bước lên bục danh dự nhận huy chương, quốc thiều Việt Nam vang lên, lòng tràn đầy tự hào, những giọt nước mắt lăn dài  trên má, em thấy  hạnh phúc vô  bờ, vì mình đã đóng góp công sức, trí tuệ nhỏ bé để mang vinh quang về  cho Tổ quốc. Không thỏa mãn với những kết quả ban đầu Em sẽ tiếp tục tích cực học hỏi, rèn luyện để  có được thành công ở những giải đấu sắp tới. 

- Em xin trân trọng dành tặng những tấm huy chương quý báu cho mái trường Nguyễn Đình Chiểu, Ban lãnh đạo đội tuyển thể thao người khuyết tật Hà Nội  vàbố mẹ cùng người thân đã chắp đôi cánh để em bay tới miền tương lai rạng ngời.

Hồng bộc bạch nỗi lòng!

 

Đàm Quyết Tiến

Hội Người mù Phúc Thọ