Với cả ngàn người khiếm thị chưa bao giờ bước tới trụ sở của Thành Hội người mù Hà Nội. Bởi với họ, Thành Hội quá xa và do tật mắt, họ cũng không thể tới được. Nhưng có một người khi nói tên ra, rất nhiều người mù tại hà Nội biết và đều gọi một cách thân thương: Người nối nhịp cầu tri âm. Nối tình Hội với tình người, tình đời miên viễn. chị đãlà cầu nối giúp cho Hội viên hiểu được những chủ chương, kết quả việc làm tốt của Thành Hội cùng các quận huyện bạn bè. Vừa là tiếng nói chuyển tải tâm tư, bài viết của Hội viên muốn trao gửi tới lãnh đạo cấp trên.

Ảnh: Chị Kim Chi ghi âm đĩa Tri thức - Đời sống

Tôi chẳng phải kể nhiều chắc hản, ai cũng biết đó chính là chị Kim Chi. Một giọng đọc truyền cảm, một phát thanh viên “Nghệ Sỹ” trong tạp chí truyền thanh: Tri thức và đời sống của Hội người mù TP Hà Nội yêu thương.

Tôi không thể nào quên lần đầu gặp chị. Điều ấn tượng đó là chị có một chất giọng rất trong sáng, rất hồn hậu, vị tha. Phong cách trẻ chung, hiền lành và duyên dáng. Khi gặp chị, Tôi luôn cảm nhận từ chị toát ra một sự quyến rũ rất riêng, rất thanh lịch. Bởi sự nhiệt tình và cung cách thể hiện của chị thật dịu dàng và đôn hậu.

Ấn tượng thứ hai mà Tôi có đó là sự khiêm tốn, rất cầu tiến mà bản thân đã nghe được nhiều cán bộ lãnh đạo làm việc tại thành Hội kể về chị. Ban đầu khi mới làm việc, chị rất nhút nhát, nói ngọng và gặp rất nhiều khó khăn. Tới mức, mọi người đã phải tạo cho chị áp lực nếu trong vòng một tháng mà chị không sửa được tật nói ngọng thì thành Hội sẽ cho chị nghỉ. Rồi chẳng hiểu chị cố gắng thế nào? Luyện tập ra sao chỉ đúng một tháng sau, chị Kim Chi đã biến đổi khác hẳn. chị tự tin giao tiếp, đọc văn bản, chia sẻ, trao đổi rất chuyên nghiệp, không  hề nói ngọng hay khó khăn gì nữa. Tôi nghe mà trong đầu chợt hình dung tới những cô thiếu nữ dịu dàng, ăn ở hiền lành thường được các bà tiên chợt tới rồi ban cho những phép màu để thực hiện được niềm mong muốn ước mơ. Nhưng thực tế thì chị chẳng hề có bà tiên nào giúp cả. bởi các bà tiên vẫn đang ngủ ngon trong thần thoại và các câu truyện cổ tích. Chị đã tự dùng nghị lực, niềm đam mê và sự cố gắng của mình biến ước mơ thành hành động để vượt thắng và trinh phục những khó khăn.

Nhờ sự kiên tâm vững chí ấy mà giờ đây, bao tầng lớp người khiếm thị được nghe giọng chị hằng tháng, hằng ngày. Bao nhiêu bài đọc giàu xúc cảm, bao nhiêu tài liệu phổ biến kiến thức cho Hội viên, bao bài thơ, lời ca, ý văn được giọng đọc của chị chắp cánh bay bổng trên không gian mạng rộng lớn.

Nếu ai đã từng đọc bài văn nào đó cho nhiều người nghe chắc hẳn đều hình dung ra sự gian nan mà người đọc phải trải qua, nào đọc to, rõ xúc cảm, để làm sao chuyển tải đúng mạch văn, dòng xúc cảm của người viết, lại phải vừa thể hiện tình yêu của người đọc thổi hồn qua bài viết ấy. Nếu không có được những yếu tố vừa kể trên, người phát thanh viên đọc không khác gì là máy đọc. Những ai dùng máy tính và nghe giọng đọc sao Mai sẽ thấu hiểu điều Tôi vừa kể ra đây. Vậy nhưng với chị Kim Chi, mọi bài viết dù là chính luận, nghị luận, bàn luận hay tự luận… Tác cảm, biểu cảm…., qua giọng đọc của chị đều rất nhẹ nhàng, mềm mại chứ không hề khô khan. Có được kết quả trên ngoài sự cố gắng tự chau dồi, học hỏi  thì trong chị Kim chi luôn có một tình yêu và niềm say mê đưa ánh sáng tri thức tới từng ngôi nhà của Hội viên. Ở đó người đau khổ tìm được niềm vui sống, người buồn rầu tìm thấy được ngọn lửa củaniềm yêu thương. Người ham học thấy mình được giúp đỡ, người già thấy bớt cô độc, lẻ loi, người trẻ thêm sự hào hứng, người cán bộ thấy được bản thân phải luyện rèn và sửa dạy lời nói tác phong.

Khi đọc tới đây, nhiều người sẽ hỏi rằng:

Chỉ một giọng đọc ấy thôi làm gì có được những kết quả đó?

Xin thưa rằng kết quả còn kì diệu hơn rất nhiều. bởi người cán bộ không thể nào tới giải thích cho từng Hội viên. Và cũng không phải Hội viên nào cũng có điều kiện học hành, tích lũy và giao lưu. Nhưng qua những CD ấy, qua giọng đọc ấy, đường lối, chủ chương, tin tức, cảm xúc, các cuộc vận động, nhiều cuộc thi đua ngày ngày vẫn được thấm qua tai của lớp lớp Hội viên giúp họcó thêm động lực để tự thân vận động, quyết tâm luyện rèn vượt khó, vượt cản để bứt phá ra khỏi cái vỏ ốc cố hữu của mình. Rào cản này tựa bức tường nhung mềm mại đấy nhưng nó có sức hủy diệt và chôn vùi bao hoài vọng, ước mơ của người mù.

Để có mỗi tháng một số cho nhiều người thưởng thức, lắng nghe, ngoài sự cố gắng của toàn ban thì không thể không nói tới sự đóng góp âm thầm nhưng cực kì quan trọng của chị Kim Chi. Mỗi bài diễn cảm, trôi chảy trên mạng, trên đĩa CD thì đã có bao giọt mồ hôi của sự gian nan tập luyện. Đã có bao dòng lệ đã rơi bởi niềm rung cảm, xúc động hòa chung đau với nỗi đau, vui với niềm vui của tác giả. Những điều này ắt hẳn ít ai hay. Nhưng với Tôi đã từng chứng kiến chị một mình luyện đọc, một mình trong phòng cách âm, một mình sửa, một mình khắc phục khi trở trời, mũi ngạt, họng đau. Những điều đó nhỏ thôi nhưng mãi ấn tượng trong lòng Tôi và chắc hản người đọc cũng chung chia niềm xúc cảm giống tôi.

Khi Tôi ngỏ ý muốn phỏng vấn và xin phép được viết về chị: vẫn chất giọng tinh nghịch xen chút xấu hổ rất con gái thời thanh xuân chị cười rồi nói:

- Chị xin phép được chối từ bởi có gì đâu mà viết. Chị chỉ làm đúng bổn phận và trách nhiệm thôi.

- Chị nhờ đọc lại từ đây nhé nhưng vốn yêu mến  giọng đọc và cũng trân trọng những công khó mà chị đã làm nên cũng như nói dùm tiếng nói của nhiều người khiếm thị tại Hà Nội, thì chiều nay đây, một buổi chiều chớm đầu đông se khô rét ngọt, Tôi mạn phép viết lên những dòng suy nghĩ mộc mạc để tôn vinh chị, Người nối nhịp cầu tri âm của người khiếm thị Thủ đô.

Viết tặng chị Kim Chi, cán bộ Ban Tuyên giáo Thành Hội hà Nội.

Nguyễn Văn Hùng –HNM huyện Phú Xuyên.